Dân cư Kota_Kinabalu

Chưa có từ chính thức hay phổ biến nào dùng để gọi thị dân Kota Kinabalu. Một cách đơn giản để gọi dân thành phố là "orang KK", trong đó orang nghĩa là "người" theo tiếng Mã Lai. Các khái niệm như "K. K-ite"[7] và "K-K-ian" cũng được dùng một cách giới hạn. Người đến từ bang Sabah được gọi là Sabahan.[63]

Nhà thờ chính toà Thánh Tâm

Sắc tộc và tôn giáo

Theo kết quả điều tra dân số Malaysia năm 2010 thì Kota Kinabalu có 452.058 cư dân.[64] Dân thành phố hợp thành từ nhiều chủng tộcdân tộc. Cư dân không có quốc tịch Malaysia chiếm đa số với 110.556 người, tiếp theo là người Hoa (93.429 người), sau đó đến người Bajau (72.931 người), người Kadazandusun (69.993), các sắc tộc Bumiputra khác (59.607), người Mã Lai gốc Brunei (35.835),[65] người Murut (2.528), người Ấn (2.207) và các sắc dân khác (5.482).[64] Người Hoa nơi đây chủ yếu là người Khách Gia và sống tập trung phần lớn ở khu vực Luyang. Diện tích Penampang là dân cư chủ yếu là bởi Kadazans, các Bajaus chủ yếu cư trú tại Likas, Sembulan và Karambunai, người Mã Lai Brunei có thể được tìm thấy khắp thành phố. Người Mã Lai gốc Brunei và người Bajau theo Hồi giáo. Phần lớn người Kadazan theo Kitô giáo trong khi người Hoa chủ yếu theo Phật giáo hoặc Kitô giáo. Có một số nhỏ theo Ấn Độ giáo, Tích Khắc giáo, thuyết vật linh hoặc chủ nghĩa thế tục.

Thánh đường Hồi giáo Thành phốChùa Che Sui Khor

Kota Kinabalu có một bộ phận dân cư người Philippines khá đáng kể. Làn sóng nhập cư đợt đầu tiên diễn ra vào cuối thế kỷ XV khi Tây Ban Nha thống trị Philippines; một số khác tìm đến vào đầu thập niên 1970 khi miền nam Philippines rơi vào bất ổn. Tuy nhiên, hiện nay thì một lượng người đông đảo trong số này là các công nhân nhập cư đến từ cuối thập kỉ 1970 trở về sau. Đa số các di dân ban đầu đã nhập tịch Malaysia trong khi còn một số vẫn sống bất hợp pháp không giấy tờ.[66] Thành phố cũng là nơi dân nhập cư Indonesia tìm đến sinh sống.[11]

Có một ít người gốc Ấn, Pakistanngười lai Á Âu sống rải rác khắp thành phố. Số người ngoại quốc sống ở đây cũng gia tăng - dù là tạm thời hay lâu dài. Đa số họ đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và châu Âu.

Hôn nhân đa chủng tộc không phải là hiếm ở Sabah, trong đó đặc biệt phổ biến hôn nhân giữa người Hoa và người Kadazan.[67] Những đứa con lai của các cặp vợ chồng này được gọi là "Sino" (xuất phát từ cách gọi "Sino-Kadazan" trong tiếng Anh).[67]

Ngôn ngữ

Cư dân Kota Kinabalu chủ yếu nói tiếng Mã Lai với thổ ngữ Sabah đặc trưng.[63] Tuy nhiên, do khoảng một nửa dân thành phố có gốc gác Trung Quốc[68] nên họ chủ yếu nói phương ngữ Khách Gia Huệ Dương (giản thể: 惠阳客家话; phồn thể: 惠陽客家話; Hán-Việt: Huệ Dương Khách Gia thoại) và Quan thoại. Đa số người Hoa có thể nói phương ngữ Quảng Đông dù mức độ lưu loát rất chênh nhau. Hầu hết thị dân - đặc biệt là lớp người trẻ tuổi - có thể nói được tiếng Anh. Tuy vậy, một số người cảm thấy khó khăn để giao tiếp tiếng Anh trôi chảy do vốn từ có hạn, đồng thời cũng vì một lẽ là người Sabah không dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ chung.

Người ta cho rằng số người nói tiếng Kadazan (Bahasa Kadazan) đã sụt giảm đáng kể trên phạm vi toàn bang Sabah, đặc biệt là ở các thị trấn hay thành phố như Kota Kinabalu. Dẫu vậy, cũng có một vài nỗ lực hồi sinh việc sử dụng thứ tiếng này. Tiếng Kadazan (và nền văn hoá Kadazan) đã bị liệt vào thể loại bị đe doạ.[69]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kota_Kinabalu ftp://ftp.atdd.noaa.gov/pub/GCOS/WMO-Normals/TABLE... http://www.smh.com.au/articles/2007/10/26/11929413... http://www.dfat.gov.au/missions/countries/myko.htm... http://www.dva.gov.au/commems_oawg/OAWG/war_memori... http://www.financeminister.gov.au/biography.html http://www.rockingham.wa.gov.au/Council/Latest-New... http://bt.com.bn/golden-legacy/2011/01/10/history-... http://goseasia.about.com/od/malaysia/a/rafflesia_... http://bernama.com/bernama/v7/newsindex.php?id=482... http://www.convertunits.com/distance/from/Kuala+Lu...